2013년 2월 13일 수요일


CÙNG PHỤ NỮ KẾT HÔN NHẬP CƯ TẠO RA PHONG TRÀO, ” QUYỀN SỐNG TẠI HÀN QUỐC

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỪ CƠ QUAN QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH “ NHẬN LẤY TƯ CÁCH LƯU TRÚ PHÙ HỢP



Chúng tôi là những người đến hàn quốc sống với tư cách là người bạn đời của người hàn quốc.
Phụ nữ kết hôn nhập cư có thể tự yêu cầu “ quyền sống tại hàn quốc ” hay không?
Quan tâm lo lắng, việc nói rằng “ có vấn đề !!!!’,

Cùng tạo ra phong trào “quyền sống tại hàn quốc” là bước ngoặc đầu tiên.



Cần phải quan tâm đến các vấn đề gì?

1. Khi đi đăng ký nhập quốc tịch mà không có chồng đi theo, nếu vậy họ có bảo phải đưa chồng đến không?

2. Định đi đăng ký nhập quốc tịch hoặc quyền lưu trú vĩnh viễn, nếu vậy ở cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có yêu cầu mang theo giấy hợp đồng nhà 30 triệu won không?

3. Đã ly hôn nhưng khi đi gia hạn lưu trú có bị cho là không đầy đủ chứng cớ nên không gia hạn cho hay không?

4. Đi đăng ký nhập quốc tịch hoặc quyền lưu trú vĩnh viễn mà bị loại một cách oan ức hay không?

5. Có quyền thăm con người hàn quốc, nhưng không được gia hạn vi sa hay không?

6. Còn có những điều gì không phù hợp về các hành vi quản lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hay không?



Phải làm như thế nào??

1. Ngoài bạn ra có còn bạn bè nào gặp những khó khăn như trên đây thì hãy cùng với phòng tư vấn người nước ngoài/phụ nữ nhập cư bàn bạc tìm cách giải quyết.

2. Lẽ đương nhiên là giải quyết vấn đề đó không dễ dàng, có thể 1 năm, hay 2 năm cũng không thể giải quyết được.

3. Tuy nhiên nếu tất cả chúng ta bảo rằng ’có vấn đề‘, thì một ngày nào đó chính sách của chính phủ hàn quốc cũng sẽ thay đôi!!!!




[Chúng ta không có ‘quyền sống tại hàn quốc’ hay sao?

Chúng ta hãy cùng bàn bạc với bạn bè.]



1. “Trần Thị Hồng" đến từ Việt Nam

Tôi đã đến hàn quốc được 7 năm. Những vẫn chưa nhập đươc quốc tịch. Bởi vì chồng tôi không cùng tôi đi đăng ký nhập quốc tịch. Tôi đã có 2 đứa con. Nhưng chồng bảo rằng anh ấy không có tiền nên không đăng ký nhập quốc tịch cho tôi. Tôi rất là bực bội. Việc chồng không có tiền đâu phải là lỗi của tôi, tại sao đến nay tôi vẫn không thể đăng ký nhập quốc tịch?



Chứng minh được Bản thân bạn hoặc người thân đang sống chung có số tiền tiết kiệm 30 triệu won, bảo sao giấy đăng ký bất động sản, giấy hợp đồng nhà, giấy chứng nhận việc làm của bạn hoặc người bạn đời, chuẩn bị 1 trong số các hồ sơ chứng minh được thu nhập thì có khả năng đăng ký quốc  tịch hoặc F5.


2. “ Lili ” đến từ philipin

Tôi đang không được quyền nuôi hai đứa con 6 tuổi và 2 tuổi. Tuy đã tố tụng ly hôn nhưng tôi không nhận được quyền nuôi con, mà nhận được quyền thăm con. Tôi có quyền lợi gì để được thăm con tại hàn quốc một cách an toàn hay không?


-Nếu có Hồ sơ của tòa án chứng minh có quyền thăm con, và chứng cớ đang thăm con thì bạn sẽ  được gia hạn lưu trú đến khi con bạn được 18 tuổi.


-Tuy nhiên nếu bạn không tiếp tục thăm con thì sẽ không được gia hạn lưu trú.


3. “ Lin” đến từ trung quốc

Tôi đang sống chung với chồng người hàn quốc. Và đã có 2 con. Tuy nhiên trước khi gặp chồng tôi đã từng làm việc tại hàn quốc trong khi không có vi sa. Chính vì vậy khi kết hôn cùng chồng tôi đã nợp tiền phạt tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Và đã 4 năm trôi qua tôi đã sống rất hạnh phút. Nhưng không cho phép tôi nhập quốc tịch!


Nếu cứ tiếp tục không cho bạn đăng ký nhập quốc tịch hoặc quyền lưu trú vĩnh viễn thì bạn có thể tố  tụng hành chính đối với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Bạn hãy đến phòng tư vấn gần nhất để tư  vấn.


4.“ hong” đến từ cam-bu-chi-a

Tôi đã ly hôn và đang nuôi con. Vì tôi đang nuôi con nên được gia hạn lưu trú. Nhưng với điều kiện phải nuôi con tại hàn quốc. Và nếu muốn nhận được quốc tịch phải thông qua cuộc thi tiếng hàn quốc. Tôi đi làm ở công ty một ngày 10 tiếng , với lại phải nuôi con, còn phải học tiếng hàn quốc. Những người không ly hôn không thi tiếng hàn quốc cũng được mà tại sao tôi phải thi tiếng hàn quốc. Tại sao những người không sống chung với người hàn quốc lại có cách thi tiếng hàn khác nhau? Theo tôi nghĩ đây là sự “phân biệt”


Bạn nghĩ là phân biệt à? Cần phải thay đổi. Hãy cùng chúng tôi hoạt động phong trào thay đỗi chế độ.







CHÚNG TA HÃY CÙNG NHAU LẬP NÊN QUYỀN LỢI SỐNG AN TOÀN TẠI HÀN QUỐC CHO NHỮNG PHỤ NỮ KẾT HÔN NHẬP CƯ


“Quyền lưu trú” là quyền người kết hôn nhập cư phải yêu cầu.

Ở xung quanh các bạn có bạn nào gặp khó khăn khi đi gia hạn lưu trú hoặc bị loại đăng ký nhập quốc/F5 hay không?




«다국어 쳬류, 가정폭력 전화상담은 Tel : 1577-1366»

본 활동은 «이주여성이 안전하게 살 권리 확보를 위한 연대»에서 진행됩니다.
이 홍보물은 '아름다운재단의 2012 변화의 시나리오 스폰서'로 제작되었습니다